4-2-3-1 liệu có còn chỗ đứng tại các giải đấu lớn của thế giới?

Không rườm rà như Anam, 4-2-3-1 của Zarate tấn công nhanh hơn và chơi ổn định hơn. Có thể coi đây là một biến thể giữa 4-2-3-1 và 4-2-1-3.
108-1
Nếu như ở trên sân cỏ, 4-2-3-1 là một trong những đội hình phổ biến nhất trong vài năm trở lại đây.

Các đội bóng lớn như Chelsea, Inter Milan hay những đội tuyển quốc gia như Tây Ban Nha hay tuyển Đức đều đã đạt được rất nhiều thành công với sơ đồ chiến thuật này. Dù vậy, mỗi huấn luyện viên lại có một cách triển khai lối chơi riêng với đội hình 4-2-3-1 của mình.

Nhưng ở trong FO3, sơ đồ 4-2-3-1 lại không được ưa dùng bằng 4-2-2-2, 4-2-1-3 và gần đây là 4-1-1-4, đặc biệt là trong những giải đấu chuyên nghiệp. Tuy sơ đồ này có tính cân bằng cao, phòng ngự chặt chẽ, đồng thời dễ dàng kiểm soát bóng, nhưng nếu không sử dụng hợp lý, người dùng thường lầm vào bế tắc trong tấn công bởi hàng tiền đạo chỉ có 1 người, khó có thể tự mình tạo nên đột biến.

Dù vậy, 4-2-3-1 chưa hẳn là đã “chểt” tại các giải đấu FO3 chuyên nghiệp. Các tuyển thủ chuyên nghiệp đã có một số thay đổi nhất định để cải tiến sơ đồ chiến thuật từng bị lãng quên này. Tại SEA Invitational vừa qua, 2 tuyển thủ sử dụng đội hình 4-2-3-1 cũng đã tạo được một vài dấu ấn nhất định, đó chính là Anam và Zarate.
4-2-3-1 CỦA ANAM (INDONESIA)

Tuyển thủ trẻ tuổi từ Indonesia đã gây ấn tượng mạnh với chiến thắng 3-0 trước Tân Duy ngay trong lần đầu tiên thi đấu tại một giải đấu lớn. ĐÁng ngạc nhiên hơn, đội hình mà Anam sử dụng lại là 4-2-3-1.

Sơ đồ 4-2-3-1 của của Aman không có nhiều điểm khác biệt so với thông thường. Anam vẫn chú trọng vào việc kiểm soát bóng chắc, kéo giãn đội hình đối thủ bị kéo giãn rồi mới tung ra những đường chuyền quyết định. Thay vì phối hợp tấn công nhanh ngay lập tức, Anam còn gây ức chế cho đối phương khi liên tục biểu diễn kỹ thuật mỗi khi cầm bóng.

Việc triển khai tấn công vẫn phụ thuộc nhiều vào những cầu thủ chạy cánh, nhưng với một tuyến giữa chắc chắn và cơ động, Anam có thể dễ dàng giành quyền kiểm soát bóng, trước khi dồn bóng những Neymar và Di Maria ở 2 bên cánh.

Khi mất bóng, Aman cũng áp sát rất nhanh, song thường hạn chế lao vào cướp bóng từ xa, mà thường điều khiển cầu thủ phòng ngự bọc lót phía sau để lấp hết những khoảng trống của hàng thủ. Chính vì vậy, trong trận đấu với Tân Duy, Anam gần như không cho đối phương có cơ hội nào để dứt điểm.

Chỉ đáng tiếc, nếu cầu thủ tiền đạo có thê tham gia đóng góp vào lối chơi nhiều hơn, thay vì chỉ hữu ích trong những tình huống ghi bàn như Gomez U10, lối chơi của Anam sẽ còn đáng sợ hơn nhiều. Và cũng bởi nhược điểm của hàng tiền đạo ít người, 4-2-3-1 của Anam đã bị bắt bài trong trận đấu với Hoàng Thiện và Hakimm.

Nhìn chung, 4-2-3-1 của Anam vẫn chưa có nhiều cải tiến đặc biệt, ngoại trừ một vài điều chỉnh ở hàng hậu vệ cùng 2 tiền vệ phòng ngự. Hy vọng rằng, chúng ta sẽ được chứng kiến một Anam trưởng thành hơn, cả về chiến thuật và bản lĩnh tại các giải đấu FO# tới đây.
4-2-3-1 CỦA ZARATE (SINGAPORE)

Đây vốn là đội hình sở trường của Zarate và đã từng được dùng thường xuyên tại các giải đấu lớn, thế nên, đây là đội hình có giá trị tham khảo rất cao.

Khác hẳn với đội hình của Anam, đội hình 4-2-3-1 của Zarate lại có sức tấn công rất mạnh ở trung lộ. Tốc độ trận đấu được đẩy lên cao hơn, cầu thủ tiền đạo và 3 tiền vệ tấn công cũng liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Với việc chỉ để 4 cầu thủ dâng cao, đối phương cũng không có nhiều cơ hội để chơi phản công nhanh dù lấy lại được bóng.

Hàng thủ của Zarate không ham cướp bóng mà chơi chậm, chắc chắn, tạo thành một lớp phòng ngự dày đặc. Ở phía trên, 2 tiền vệ cánh thường lùi sâu, tích cực tranh cướp bóng. Khi giành lại được bóng, Zarate lại thường có những pha phản công nhanh cực kỳ nguy hiểm.

So với Anam, Zarate sử dụng nhiều đường chọn khe hơn cho tiền đạo và những cầu thủ đá cánh. Chúng hầu hết xuất phát từ những đường chuyền của Ronaldinho, cầu thủ kiến tạo nhiều nhất của Singapore tại SEA Invitational 2015. Cầu thủ người Brazil luôn là người châm ngòi cho những pha tấn công của tuyển Singapore.

Không rườm rà như Anam, 4-2-3-1 của Zarate tấn công nhanh hơn và chơi ổn định hơn. Có thể coi đây là một biến thể giữa 4-2-3-1 và 4-2-1-3.
LỜI KẾT

Trong khi 4-1-1-4 đang ngày một thịnh hành, 4-2-2-2 và 4-2-1-3 vẫn chứng tỏ được thế thượng phong, 4-2-3-1 vẫn loay hoay tìm một chỗ đứng tại các giải đấu FO3 chuyên nghiệp và thậm chí là cả những trận đấu xếp hạng. Vẫn biết, mỗi đội hình đều có ưu nhược riêng, nhưng khoảng cách giữa thực tế và game vẫn là rất lớn. Để vận dụng thành công 4-2-3-1 trong FO3, bạn cần có sự sáng tạo trong chiến thuật như Zarate.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *